Sáng kiến đánh bắt hải sản bền vững đã được 14 nước thông qua

(vasep.com.vn) Chính phủ các nước chịu trách nhiệm 40% đường biển trên thế giới đã cam kết chấm dứt hoạt động lạm thác và khôi phục lại trữ lượng hải sản đang bị suy giảm, đồng thời ngăn chặn việc xả rác thải nhựa ra biển trong vòng 10 năm tới.

Sáng kiến đánh bắt hải sản bền vững đã được 14 nước thông qua

Các nhà lãnh đạo của 14 nước đã đưa ra một loạt cam kết vào ngày 02/12/2020, đánh dấu việc phát triển bền vững đại dương lớn nhất thế giới, trong trường hợp không có hiệp ước chính thức nào của Liên hợp quốc về sinh vật biển.

Các nước gồm: Australia, Canada, Chile, Fiji, Ghana, Indonesia, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Namibia, Na Uy, Palau và Bồ Đào Nha sẽ chấm dứt các khoản trợ cấp góp phần vào thúc đẩy các hoạt động lạm thác, đây là mục tiêu chính mà các nhà vận động hướng tới. Các nước này cũng sẽ hướng tới xoá bỏ hoạt động khai thác bất hợp pháp thông qua việc thực thi và quản lý tốt hơn, cũng như giảm thiểu hoạt động đánh bắt không chủ đích và thải loại hải sản, cũng như thực hiện các kế hoạch nghề cá quốc gia dựa trên các khuyến cáo khoa học.

Mỗi quốc gia, thành viên của Uỷ ban Cao cấp Kinh tế biển bền vững cũng đã cam kết đảm bảo rằng tất cả các khu vực biển trong phạm vi tài phán quốc gia của mình (hay còn gọi là vùng đặc quyền kinh tế), được quản lý bền vững vào năm 2025. Khu vực đại dương này có diện tích gần bằng Châu Phi.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu các đại dương được quản lý bền vững, chúng ta có thể cung cấp lượng thức ăn gấp 6 lần so với hiện tại, trong khi nhiều loài đang bị đánh bắt đến và vượt qua giới hạn để có thể khôi phục lại nguồn lợi của chúng. Các nhà kinh tế học cũng tính toán rằng cứ 1 USD đầu tư vào phát triển bền vững, các đại dương sẽ thu lại được 5 USD về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ, và quản lý bền vững các đại dương trên thế giới sẽ tạo ra khoảng 12 triệu việc làm mới.

Bà Jane Lubchenco, Quản lý của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết sáng kiến này là “một việc thực sự lớn” và có thể khôi phục được sức khoẻ của các đại dương trên thế giới, cũng như mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội toàn cầu.

14 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới muốn các quốc gia khác tham gia vào hội đồng, để tạo ra một kế hoạch phát triển bền vững đại dương toàn cầu mà họ cho rằng điều này có thể ảnh hưởng lớn tới khí hậu. Theo uỷ ban, giảm bớt 1/5 lượng khí thải là điều cần thiết để đáp ứng mục tiêu của Thoả thuận Paris, giữ nhiệt độ toàn cầu không thêm 1,5oC so với mức tiền công nghiệp, có thể đến từ các đại dương bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ carbon của đại dương và bằng cách đầu tư vào công nghệ như năng lượng gió ngoài khơi.

Cam kết của 14 nước bao gồm: mục tiêu bảo vệ 30% đại dương trên thế giới vào năm 2030, cùng với việc đề ra kế hoạch quốc gia vào năm 2025 sẽ đảm bảo tính bền vững của địa phương; sử dụng công nghệ để cải hiện việc giám sát hoạt động đánh bắt; xoá bỏ việc xử dụng các ngư vụ ma; đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý nước thải và chất thải ở các nước đang phát triển; đặt ra các mục tiêu quốc gia về việc giảm thiểu khí thải carbon trong quá trình vận chuyển hàng hoá; và mở rộng quy mô các hình thức nuôi thuỷ sản có trách nhiệm với môi trường.

Một số công việc phục hồi sức khoẻ cho các đại dương cũng cần phải diễn ra trên đất liền. Trong một báo cáo, các nhà lãnh đạo đã đặt ra trường hợp chuyển sang một nền kinh tế tuần hoàn để ngăn chặn ô nhiễm nhựa bị đổ ra biển, và cải thiện các quy định nông nghiệp trên đất liền để ngăn chặn sự lan rộng của “vùng chết” do phân bón và phân thải tràn ra.

Báo cáo cho thấy hơn 3 tỷ người đang sống dựa vào nguồn thức ăn từ các đại dương mỗi ngày, và một đại dương khoẻ mạnh đóng góp 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu, cũng như hấp thụ ¼ lượng khí thải carbon dioxide và sản xuất một nửa lượng oxy trên thế giới.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục