Giá cá ngừ tăng làm giảm xuất khẩu của Philippines

(vasep.com.vn) Philippine là nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn thứ 7 trên thế giới, và lớn thứ 2 Châu Á, sau Thái Lan. Khác với ngành chế biến cá ngừ Thái Lan phải phụ thuộc nhiều vào cá ngừ nguyên liệu nhập khẩu, Philippine có ngành khai thác cá ngừ nội địa rất lớn, có khả năng cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cho ngành chế biến đồ hộp. Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây, do các tổ chức áp dụng lệnh cấm khai thác tại các vùng biển để bảo vệ nguồn lợi đã khiến nguồn nguyên liệu để chế biến XK của Philippines bị hạn chế. Ngoài ra, do nguồn cung bị hạn chế nên giá cá ngừ tăng khiến nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường giảm, điều này đã ảnh hưởng tới XK cá ngừ của Philippines.

Xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đều giảm

Năm 2016, giá trị XK của Philippines sang các nước giảm từ 660 triệu USD năm 2013 xuống còn 245 triệu USD vào năm 2016. Khối lượng cá ngừ XK cũng giảm từ 172 nghìn tấn năm 2013 xuống còn 98 nghìn tấn năm 2016.

Cá ngừ chế biến đóng hộp tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Philippines, chiếm tới gần 80% tổng giá trị XK cá ngừ của nước này. Tuy nhiên, XK sản phẩm này của Philippines đang ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), khối lượng XK cá ngừ đóng hộp của Philippine đã giảm từ 143 nghìn tấn năm 2013 xuống còn 78 nghìn tấn năm 2016.

Tương tự, XK các sản phẩm cá ngừ tươi, ướp đã và sống đông lạnh của Philippines cũng giảm. Giá trị XK cá ngừ tươi sống, ướp đá và đông lạnh của Philippines trong 4 năm trở lại đây đã giảm 31%.

Giá tăng làm giảm xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường

Các sản phẩm cá ngừ của Philippine đã XK được sang 64 nước trên thế giới trong năm 2016. EU(28), Nhật Bản, Mỹ, Canada, UAE, Peru, Israel và Ả Rập Saudi là 8 thị trường XK chính của nước này trong năm 2016.

Theo báo cáo được công bố 2 tuần 1 lần bởi các bên tham gia Hiệp đinh Nauru, cho thấy chi phí khai thác, đặc biệt là khai thác cá ngừ, đã bất ngờ tăng vọt trong 7 tháng đầu năm 2016. Thêm vào đó, giá cá ngừ nguyên liệu biến động mạnh đã đẩy giá thành sản phẩm lên. Ngoài ra, Điều này đã khiến các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp tại Philippine gặp khó khăn hơn. Mà giá cao cũng đã làm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn vốn đã bão hòa lại càng giảm. Cụ thể, XK cá ngừ của Philippines sang EU, Nhật Bản, Mỹ đều giảm trong năm 2016. Đặc biệt tại EU, thị trường XK lớn nhất, do chi phí khai thác cá ngừ của Philippine cao hơn của Ecuador, nên các nước này đang khó cạnh tranh được với các sản phẩm của Ecuador.

THỊ TRƯỜNG XK CÁ NGỪ CỦA PHILIPPINES, 2016/2015

Thị trường

Giá trị (nghìn USD)

Khối lượng (tấn)

2015

2016

Tăng giảm (%)

2015

2016

Tăng giảm (%)

EU (28)

150.139

135.709

-9,6

56.328

64.095

13,8

Nhật Bản

44.704

39.214

-12,3

11.540

11.014

-4,6

Mỹ

62.343

38.347

-38,5

21.269

11.268

-47,0

Canada

4.312

6.142

42,4

1.449

1.754

21,0

UAE

3.085

2.916

-5,5

1.001

1.060

5,9

Peru

3.145

2.513

-20,1

1.641

1.160

-29,3

Israel

1.177

2.361

100,6

491

749

52,5

Ả Rập Saudi

505

1.903

276,8

212

654

208,5

Các nước khác

16.987

16.363

-3,7

7.338

6.412

-12,6

Tổng cộng

286.397

245.468

-14,3

101.269

98.166

-3,1

Trong bối cảnh này, XK cá ngừ sang các thị trường mới nổi như Canada, Israel hay Ả Rập Saudi của Philippines lại tăng mạnh. Điều này cho thấy không chỉ Việt Nam và Thái Lan, các DN Philippine cũng đang chuyển hướng XK sang các thị trường mới nổi. Và như vậy, cạnh tranh tại các thị trường mới nổi sẽ tăng.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục