Giá cá minh thái (H&G) Nga đang tăng trở lại

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái bỏ đầu, rút ruột (H&G) của Nga đang tăng khi các nhà máy Trung Quốc hoạt động lại, nhưng sự lây lan của dịch Covid-19 sang châu Âu và Mỹ đang gây ra sự bất ổn trên thị trường thành phẩm.

Thị trường Mỹ đang thiếu hụt sản phẩm do sự bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, doanh số trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở Mỹ và Châu Âu giảm mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh số cá minh thái. Do đó, giá hợp đồng cho sản phẩm phi lê cấp đông hai lần không được thiết lập.

Các hợp đồng lớn đối với sản phẩm cấp đông một lần cho vụ khai thác A từ các nhà sản xuất Mỹ và Nga đang được chào ở mức khoảng 3,600 USD/tấn trong năm 2019, tuy nhiên vẫn còn một lượng lớn chưa được hợp đồng trong bối cảnh thị trường bất ổn. Giá các sản phẩm cấp đông hai lần thường thấp hơn từ 200 USD- 300 USD/tấn so với sản phẩm cấp đông một lần.

Giá (H&G) cao hơn đồng nghĩa với việc các nhà máy Trung Quốc sẽ phải trả nhiều hơn đối với nguyên liệu thô. Nhu cầu đối với sản phẩm H&G được công nhận bởi Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) khai thác ở biển Ohotsk (SOO) ở mức cao, tuy nhiên có sự bất ổn về các hợp đồng và các sản phẩm khai thác không được chứng nhận MSC tại phía Tây biển Bering và các khu vực khác trong 6 tháng cuối năm.

Một nguồn tin có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho biết “Vụ A không phải là vấn đề. Vấn đề hiện tại là không có các hợp đồng với sản phẩm phi lê cấp đông hai lần. Trên thực tế sản phẩm H&G được chứng nhận MSC vụ A sẽ được mua và xử lý sau. Tuy nhiên, không rõ việc các sản phẩm phi lê không được chứng nhận MSC vụ B có tìm được đầu ra hay không”.

Mức giá đối với cá minh thái (H&G) có kích thước từ 25cm trở lên của Nga – sản phẩm được các nhà chế biến Trung Quốc ưa chuộng, đã giảm từ mức 1.450 USD/tấn xuống còn 1.350 USD/tấn trong tháng 2/2020.

Giá sản phẩm thường giảm vào đầu năm khi đội tàu của Nga khai thác ở lại trong vùng biển SOO. Tuy nhiên, việc giảm giá mạnh từ mức 1.700 USD/tấn vào cuối năm 2019 được cho xuất phát từ việc các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trở lại muộn do dịch Covid-19.

Một nhà cung cấp cá minh thái của Nga cho biết, đối tác của nhà cung cấp này ở Trung Quốc hiện đã đạt 80% công suất và hy vọng sẽ đạt công suất cao nhất vào cuối tháng 3/2020.

Một nhà chế biến Trung Quốc cho biết, tình hình các nhà máy hiện tại đã tốt hơn so với vài tuần trước đó, ước tính trung bình các nhà máy có thể sản xuất với công suất ở mức 70%. Bên cạnh đó, một số nhà máy cho biết cũng đã hoạt động trở lại ở công suất cao nhất.

Mặc dù đang tăng tốc trở lại, nhưng các nhà máy chế biến Trung Quốc đều đã bắt đầu sản xuất muộn hơn khoảng 4-6 tuần so với thông thường.

Nhìn vào dữ liệu NK từ Liên minh châu Âu, thị trường lớn nhất cho cá minh thái cấp đông hai lần từ Trung Quốc, có thể thấy tác động rõ nét của việc hoạt động chậm hơn của Trung Quốc. Trong tuần chín năm 2020, NK cá minh thái của EU từ Trung Quốc ở mức 2.746 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019, với mức giá trung bình là 2,92 EUR/kg (3,45 USD/kg). Trong tuần thứ năm, khối lượng NK cũng giảm 46% so với cùng kỳ.

Nguồn cung dồi dào

Một kịch bản khó dự đoán đối với các sản phẩm cá minh thái và các loại thủy sản khác xuất hiện trong bối cảnh nguồn cung trong năm 2020 được dự đoán ở mức cao. Tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) của Nga trong năm 2020 là 1,833 triệu tấn, tăng 1,8%.

Sản lượng khai thác được chứng nhận MSC trong vùng biển SOO được thiết lập mức TAC ở mức 1,064 triệu tấn trong năm 2020.

Nga đang lên kế hoạch sản xuất ít hơn, hoặc tương tự mức sản xuất sản phẩm POB cấp đông trong năm 2020. Nga không thể tăng sản xuất sản phẩm cấp đông trong năm tới do việc tăng hạn ngạch ở SOO gây ra những hạn chế sản xuất đối với sản lượng của họ. Nga phải sản xuất lượng H&G ở mức nhất định để đạt được mức hạn ngạch trước ngày 10/4/2020.

Hội đồng quản lý nghề cá Bắc Thái Bình Dương của Mỹ cũng khuyến nghị mức TAC đối với cá minh thái khai thác ở vùng biển liên bang ngoài khơi Alaska được tăng 2% lên 1,425 triệu tấn ở phía Đông biển Bering. Vì vậy, nguồn cung cho năm 2020 được dự đoán sẽ rất dồi dào.

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục