Phân bổ hạn ngạch, TAC của châu Âu bị đình trệ do đàm phán Brexit

(vasep.com.vn) Theo Ivan Lopez, phát ngôn viên của Liên minh Nghề cá châu Âu, một bản dự thảo về việc phân bổ tổng sản lượng khai thác cho phép (TACs) và hạn ngạch cho các quốc gia thành viên EU trong năm 2021 cần được hoàn thiện.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) muốn chấm dứt đàm phán một thỏa thuận nghề cá mới với Anh, một quyết định được Lopez- Tổng thư ký Liên đoàn nghề cá Tây Ban Nha, Cepesca và Chủ tịch Hiệp hội khai thác châu Âu, Javier Garat, mô tả là một “sai lầm lớn”.

“Chúng tôi đang tiến gần đến ngày 1/1/2021 – thời điểm Anh kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit một cách đầy rủi ro và chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra”, Lopez cho biết.

"Chúng tôi cần thiết lập mức TACs và hạn ngạch cho các quốc gia thành viên và cần được phê duyệt vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bắt đầu quá trình này và sẽ khó hơn rất nhiều để đạt được một thỏa thuận kịp phê duyệt vào cuối năm.

Theo Lopez, một giải pháp khả thi là EU phải công bố mức TAC như hiện tại, vì Hội đồng Quốc tế về Thám hiểm Biển chứ không phải EU mới là tổ chức xác định mức TAC.

EU nên lấy mức phân bổ tương ứng với 28 quốc gia thành viên trừ đi phần của Vương quốc Anh và sau đó đưa ra đề xuất thống nhất mức TAC cho mỗi quốc gia trong năm 2021.

"Đó là những gì chúng tôi đề xuất như một giải pháp tạm thời khả thi để EU có thể bắt đầu đưa ra các phân tích và đề xuất của riêng mình. Bằng cách này, lĩnh vực thủy sản sẽ không bị ngưng trệ. Nếu sau đó, chúng tôi đạt được thỏa thuận với Vương quốc Anh, thì mọi thứ sẽ được điều chỉnh để thỏa thuận phản ánh thực tế của tình hình mới đó", Lopez nói thêm.

TAC được phân chia giữa các quốc gia thành viên và sau đó là các cá nhân và công ty trong mỗi quốc gia thành viên. Theo EC, trong khi con số tổng TAC của EU thay đổi từ năm này sang năm khác, mức TAC mà mỗi quốc gia thành viên nhận được thì không.

"Phân bổ hạn ngạch nên là các cuộc đàm phán song song. Ngay cả khi chưa được công bố, tôi tin rằng EC đã có những đề xuất và các số liệu của mình", Garat nói.

Tuy nhiên, một điều không thể chấp nhận được là chính sách thủy sản chung sụp đổ và đội tàu châu Âu sẽ không thể khai thác trong vùng biển của Anh vào ngày 1/1/2020, theo Lopez. "Sẽ không công bằng khi dù có hay không có thỏa thuận, đội tàu Anh vẫn có thể tiếp tục khai thác, nhưng các quốc gia thành viên EU thì không thể vì các vấn đề hành chính và quan liêu. Đây là điều khiến chúng tôi lo lắng nhất".

Sự rời đi đột ngột của Anh có thể gây hỗn loạn

Trong khi giai đoạn chuyển giao Brexit của Vương quốc Anh đang đến gần hơn bao giờ hết, lĩnh vực thủy sản không thể che giấu mối lo ngại rằng sự tan rã này có thể diễn ra đột ngột, để lại "sự hỗn loạn lớn".

Đó là lý do chính khiến ngành thủy sản và mọi quốc gia thành viên lo lắng. 30-40% các vùng biển khai thác chung là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Vương quốc Anh và cơ bản các vùng biển này nằm ở giữa. Đây là cách chính sách thủy sản chung được thiết lập, thời điểm đó việc Vương quốc Anh rời khỏi EU hoàn toàn không được dự tính. Do đó, điều này có thể gây hại cho chúng tôi rất nhiều. Lopez cho biết.

Mặc dù không rõ điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới, nhưng ngành thủy sản cũng lo ngại rằng một tình huống tương tự đã xảy ra vào những năm 1950 và 1970 giữa Iceland và Anh có thể xảy ra một lần nữa giữa Anh và EU.

"Có lẽ mọi người đều biết đến 'chiến tranh cá tuyết' và cách Anh và Iceland tranh chấp ai có thể khai thác ở các vùng biển xung quanh Iceland. Iceland đã mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 3 lần mà không cần thông báo. Tuy nhiên, Vương quốc Anh cho rằng họ không có quyền để khai thác ở khu vực đó”, Lopez nói thêm.

"Có vẻ như Vương quốc Anh có ý định làm điều gì đó tương tự lúc này. Họ muốn rời đi bất kể họ làm điều đó như thế nào, bỏ qua mọi nỗ lực của chúng tôi và những cam kết mà chúng tôi đã cùng nhau thực hiện trong nhiều thập kỷ". Ngoài ra, Lopez cũng nói thêm rằng mục đích chính của EU chỉ là duy trì hiện trạng.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục