Thủy sản không còn là món ăn chính ở Nhật Bản?

(vasep.com.vn) Nhật Bản được biết đến là một quốc gia ưa chuộng thủy sản, nhưng nguồn cung thủy sản của quốc gia này ngày càng phụ thuộc vào NK và tiêu thụ thủy sản cũng đang giảm.

Năm 2018, tỷ lệ tự cung cấp thủy sản của Nhật Bản tăng 3 điểm so với năm 2017 lên 59%. Tỷ lệ này đạt đỉnh 113% vào năm 1964, khi hầu hết thủy sản đều có nguồn gốc trong nước. Kể từ thời điểm đó, tỷ lệ này đã giảm dần và ở mức khoảng 60% trong những năm gần đây.

Các mặt hàng thủy sản tại các siêu thị Nhật Bản bao gồm cá thu NK từ Na Uy, cá hồi từ Nga và Chile, bạch tuộc từ Mauritania và tôm từ Indonesia. Các loài thủy sản thiết yếu đối với ẩm thực Nhật Bản hiện đang được NK từ khắp nơi trên thế giới.

Lượng thủy sản tươi sống tiêu thụ hàng năm của mỗi hộ gia đình cũng đang giảm dần. Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đối với các hộ gia đình từ 2 thành viên trở lên, trong năm 2008 trung bình các hộ tiêu thụ 36,3 kg thủy sản tươi sống, nhưng đến năm 2019, con số này đã giảm xuống còn 23 kg.

Trong khi đó, Bảng Cân đối Lương thực của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cho thấy năm 2001, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người hàng năm đạt mức cao nhất là 40,2 kg, trong khi năm 2018 con số này giảm xuống còn 23,9 kg. Mặc dù vậy, mức tiêu thụ protein của cá nhân không giảm. Ngoài ra, trong khi mức tiêu thụ thủy sản đang giảm, tiêu thụ thịt hiện đang bổ sung lượng protein cho người tiêu thụ. Hình ảnh một quốc gia ưa chuộng sản phẩm thủy sản của Nhật Bản đang dần phai nhạt.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục