Kế hoạch hướng dẫn và giám sát thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản năm tài chính 2013

(vasep.com.vn) Năm 2013, các biện pháp an toàn thực phẩm của Nhật Bản áp dụng từ trước đến nay càng được thắt chặt. Từ những thông tin số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ngoài ngày càng nhiều, phát hiện nhiều sinh vật gây bệnh từ thực phẩm, từ việc xác nhận thực trạng NKthực phẩm liên quan, Nhật Bản càng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát các vi sinh vật gây bệnh như Enterohemorrhagic, Escherichia coli, Salmonella và Listeria monocytogenes. Đối với nước XK, Nhật Bản yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp an toàn trong khâu sản xuất, chế biến, trường hợp cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra thực địa.

 Theo hướng dẫn về vệ sinh và xử phạt đối với thủy sản NK và thực phẩm chế biến của Nhật Bản: Đối với người XK, người NK phải thực hiện xác nhận với họ về các điểm dưới đây liên quan đến các chế độ quản lý của chính phủ, trình độ thiết bị và trình độ quản lý vệ sinh của nước XK, tôn trọng các quy chế pháp luật nước XK về chế biến thực phẩm.

Đặc biệt, trường hợp tại nước XK có chế độ đăng ký cơ sở sản xuất, chế độ cho phép XK sản phẩm…thì phải thực hiện các chế độ đó.

- Về thiết bị, cơ sở sản xuất, phải đối chiếu với tiêu chuẩn quản lý vệ sinh được quy định trong pháp lệnh Nhật Bản, và phải bằng hoặc cao hơn.

- Trình độ quản lý của cơ sở chế biến, phải đối chiếu với tiêu chuẩn quản lý vệ sinh được quy định trong pháp lệnh Nhật Bản, và phải bằng hoặc cao hơn. Khuyến cáo tích cực áp dụng phương pháp quản lý vệ sinh HACCP.

Đối với khâu tiếp nhận nguyên liệu, người NK phải xác nhận với người sản xuất các hạng mục sau đây:

- Mỗi nguyên liệu phải quy định quy cách chất lượng, an toàn theo luật Nhật Bản, và xác nhận mỗi lô nhập vào có phù hợp hay không.

- Thu mua nguyên liệu phải minh bạch rõ ràng về tình trạng sử dụng thuốc thú y đối với động vật bằng cách ký hợp đồng với người sản xuất, người bán nhất định.

Tùy theo đặc tính từng loại nguyên liệu mà phải thể hiện các nội dung xác nhận cơ bản dưới đây:

Các thực phẩm thông thường;

 - Việc thu hoạch hải sản nuôi dạng nguyên liệu cần phải có các biện pháp phòng chống lây nhiễm, ô nhiễm do bụi đất, ô nhiềm nước; lây nhiễm các chất độc hại, thuốc thú y.

Trong quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nông sản, chăn nuôi, thủy sản cần có biện pháp phòng chống ô nhiễm, như hóa chất, chất lạ, tạp chất, vi sinh vật…

- Với hải sản, không được sử dụng các phụ gia có khả năng dẫn đến ngộ nhận ví dụ như chất tạo màu…

Thủy sản và sản phẩm chế biến từ thủy sản

- Áp dụng biện pháp phòng ngừa nhiễm vi sinh gây bệnh như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus…

- Đối với các loại ốc sò, thực hiện giám sát sò độc, đánh bắt từ vùng biển thích hợp.

- Cá nóc : là loại cá được phép nhập khẩu.

- Áp dụng biện pháp chống lẫn chủng loại cá nóc khác qua kỹ thuật phân biệt chủng loại.

- Áp dụng biện pháp phòng ngừa lẫn chủng loại hải sản có độc bằng cách xác nhận vùng

biển khai thác và phân biệt chủng loại.

- Xác nhận tình trạng sử dụng thuốc thú y và phụ gia thức ăn chăn nuôi. Xác nhận tình trạng sử dụng thuốc thú y và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

- Phù hợp với tiêu chuẩn dư lượng thuốc thú y và phụ gia thức ăn chăn nuôi của Nhật Bản.

Xác nhận các nội dung trên qua kiểm tra thường xuyên:

Trường hợp phát hiện trong nguyên liệu có các côn trùng ký sinh, vi khuẩn gây bệnh, các chất có độc hại, thối rữa, ôi thiu; trường hợp không thể loại bỏ hoặc tiệt trùng đạt tiêu chuẩn cho phép bằng cách chế biến thông thường thì không tiếp nhận lô hàng đó.

Trường hợp có thể lấy được kết quả giám sát của cơ quan hành chính nước XK, người NK phải xác nhận kết quả kiểm tra đó; và nếu cần, nhập mẫu để kiểm tra xác nhận lại tại Nhật bản.

Tiến hành quản lý mỗi loại nguyên liệu theo lô thích hợp….

Xin mời xem nội dung chi tiết Kế hoạch hướng dẫn và giảm sát thực phẩm NK của Nhật Bản năm 2013 – Hướng dẫn về vệ sinh và xử phạt đối với thủy sản NK và thực phẩm chế biến

Lê Hằng

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục