Chuyển đổi quản lý nghề cá Thái Lan là một mô hình chống đánh bắt IUU

(vasep.com.vn) Cách đây không lâu, Thái Lan đã được các nhà quản lý và các cơ quan chức năng biết đến là nơi đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tràn lan và nơi nhiều thuyền trưởng và chủ tàu phớt lờ ngay cả những quyền con người cơ bản của thuyền viên. Nhưng nhờ áp lực chính trị và thị trường quốc tế và sự quản lý thông minh trong nước, quốc gia này đang trở thành một ví dụ về cách các chính phủ nên quản lý nghề cá của họ.

Chuyển đổi quản lý nghề cá Thái Lan là một mô hình chống đánh bắt IUU

Đánh bắt IUU là mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ lâu dài của đại dương. Hoạt động này đe doạ sự phát triển bền vững của nguồn lợi thuỷ sản, nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất lương thực và hỗ trợ cho cộng đồng địa phương, đồng thời đe doạ kế sinh nhai và sự an toàn của các ngư dân. Tại một số quốc gia, đánh bắt IUU chiếm hơn 30% sản lượng thuỷ sản đánh bắt từ các vùng biển của họ, đây chính là trường hợp của nghề cá Thái Lan thời kỳ đỉnh điểm của thời kỳ quản lý yếu kém của nước này.

Một số yếu tố giúp thúc đẩy Thái Lan phải loại bỏ hoạt động đánh bắt IUU, trong đó tác động lớn nhất là các hành động của Liên minh Châu Âu theo quy định về đánh bắt IUU của họ. Quy định này yêu cầu Thái Lan muốn XK thuỷ sản sang EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về việc giám sát và quản lý. Các quốc gia có các biện pháp không phù hợp trong việc ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt IUU sẽ nhận được cảnh báo chính thức – thẻ vàng – và những quốc gia không giải quyết đầy đủ các thiếu sót đã xác định sẽ phải nhận thẻ đỏ, cấm họ XK các sản phẩm thuỷ sản sang EU.

Năm 2015, sau khi phát hiện các đội tàu mang cờ Thái Lan thiếu theo dõi điện tử và giấy phép hợp lệ, thường xuyên cản trở việc kiểm tra và không báo cáo dữ liệu khai thác cho các cơ quan chức năng, EU đã giơ thẻ vàng với Thái Lan.

Áp lực của thị trường đã khiến Thái Lan phải sửa đổi luật thuỷ sản của mình cho phù hợp với các quy định quốc tế và tăng cường hệ thống kiểm soát các tàu đánh bắt trong nước và nước ngoài trên biển và tại cảng.

Cách Thái Lan tăng cường quản lý nghề cá thông qua PSMA

Cùng thời điểm đó, và trước nguy cơ phải nhận thẻ đỏ của EU, Thái Lan đã thông qua Thoả thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO). PSMA là một hiệp ước quốc tế có thế giúp các nỗ lực nhằm chấm dứt và ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, chủ yếu bằng cách yêu cầu các bên tăng cường kiểm soát cảng biển đối với các tàu nước ngoài nhằm ngăn chặn hải sản được đánh bắt bất hợp pháp vào thị trường tiêu thụ. Các biện pháp tăng cường của các quốc gia có cảng giúp đảm bảo sự phối hợp hiệu quả chống lại các tác nhân bất hợp pháp tại khắp các khu vực, trong nước và quốc tế.

Bằng cách thông qua PSMA vào năm 2016, các cơ quan quản lý thuỷ sản của Thái Lan, những người được hỗ trợ bởi ngành đánh bắt và thuỷ sản, và các tổ chức phi chính phủ, đã có khuôn khổ cần thiết để cải thiện việc kiểm soát cảng. Ví dụ, các cơ quan chức năng đã bắt đầu yêu cầu các tàu liệu từ các tàu trước khi vào cảng và hiện đang làm việc để xác minh thông tin được cung cấp với hồ sơ của quan sát viên trên tàu, cũng như về việc cho phép đánh bắt hải sản hoặc giảm tải.

Thái Lan đặt mục tiêu kiểm tra 100% các tàu mang cờ nước ngoài trước khi cập cảng dỡ hàng. Theo cải cách của Thái Lan, những cuộc thanh tra đó cần có sự tham gia của cả thanh tra nghề cá – người kiểm tra tính hợp pháp của việc đánh bắt – và các nhân viên thực hiện công vụ liên quan đến lao động và nhập cư, những người đảm bảo an toàn và đối xử với ngư dân theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nhưng với số lượng thanh tra hạn chế được phân bổ giữa các tàu trong việc thanh tra các tàu trong nước và quốc tế, quốc gia này vẫn chưa đạt được mục tiêu đầy tham vọng này. Để tiếp cận gần hơn với nó và đảm bảo sự thành công liên tục của các biện pháp kiểm soát cấp Nhà nước mới đối với cảng biển của Thái Lan, Bộ Thuỷ sản nên tăng thêm kinh phí và cam kết phạm vi kiểm tra hoàn toàn 100%.

Thái Lan cũng sử dụng công nghệ để giám sát hiệu quả các hoạt động của đội tàu trong nước của mình để xác nhận việc tuân thủ, giúp các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc theo dõi các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và có hành động chống lại những người đánh bắt bất hợp pháp. Bằng cách hợp tác với OceanMind, một tổ chức phi lợi nhuận cũng cấp thông tin về hoạt động đánh bắt thông qua việc theo dõi qua vệ tinh và dữ liệu theo dõi các tàu, chính quyền Thái lan có thể xác định một cách hiệu quả cách thức và vị trí mà con tàu đánh bắt và thực hiện đánh giá rủi ro để thông báo nơi và thời điểm tiến hành kiểm tra.

Một phần nhờ vào việc tăng cường kiểm soát cảng của Thái Lan, người mua thuỷ sản ngày càng tin tưởng rằng hải sản cập cảng Thái Lan được đánh bắt hợp pháp. Các sản phẩm này có thể được truy xuất thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng, từ lúc đánh bắt cho tới khi xuất khẩu, thông qua một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử hoạt động trên các tàu của Thái Lan và nước ngoài.

Bất chấp một số thách thức, Thái Lan đã chứng minh việc thực thi hiệu quả PSMA có thể giúp toàn bộ hệ thống quản lý nghề cá đáp ứng được các tiêu chuẩn quản lý quốc tế và của từng thị trường. Các nước khác có thể học tập Thái Lan bằng cách hiện đại hoá đội tàu của mình và kiểm soát cảng biển và đánh giá rủi ro của chính mình đối với các tàu cập cảng. Và các chính phủ chưa thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu ra trong PSMA nên làm như vậy. Thái Lan đã chứng minh điều này một cách nhanh chóng như thế nào nếu có ý chí chính trị. Như nước này đã chỉ ra, các chính sách thủy sản chu đáo, được thực thi tốt sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe đại dương, cộng đồng địa phương và nghề cá và ngành thuỷ sản.

Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục