Lợi nhuận từ đánh bắt bất hợp pháp vẫn có thể chảy vào EU

(vasep.com.vn) Trong một đánh giá mới của mình, Liên minh Chống đánh bắt IUU của EU đã phát hiện ra rằng EU đã giải quyết được các lỗ hổng trước đây cho phép các tàu đánh cá của họ thay đổi cờ nhanh chóng và thường xuyên để trốn tránh luật thuỷ sản. Việc này đánh giá hiệu quả của Quy chế Quản lý Bền vững Các đội tàu đánh cá bên ngoài (SMEFF) – một đạo luật của EU được thông qua vào năm 2018 để kiểm soát các đội tàu của EU hoạt động đánh bắt ở các vùng biển không thuộc EU. Mặc dù việc đánh giá này cho thấy kết quả khả quan, nhưng kết quả đánh giá cũng cho thấy rằng các quy tắc và kiểm soát nghề cá quốc gia lỏng lẻo ở các nước không thuộc khối EU vẫn tiếp tục bị công dân EU khai thác, với lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp có thể chảy ngược trở lại EU.

 

Chú thích ảnh

Việc treo lại cờ là quá trình thay đổi cờ của một tàu từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mặc dù hoạt động này là hợp pháp, nhưng có một số trường hợp mà việc đổi cờ của tàu có thể là vấn đề, chẳng hạn như khi các chủ tàu cá cố gắng lách luật thuỷ sản hoặc nỗ lực kiểm soát bằng cách tuỳ cơ hội để đổi cờ tàu của họ sang cờ của một quốc gia có biện pháp quản lý nới lỏng hơn.

Các nước ngoài khối EU không giải quyết được vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) có thể bị EU đưa ra cảnh báo chính thức về các biện pháp trừng phạt thương mại. Nghiên cứu kết luận rằng các tàu cá sử dụng cờ của các quốc gia này sẽ không còn thuộc đội tàu của EU nữa. Điều này có nghĩa là các chủ tàu này không thể thu lợi nhuận từ các khoản trợ cấp mà EU đã trả để đánh bắt cá tại các vùng biển ở các nước ngoài khối EU.

Tuy nhiên, các sản phẩm hải sản được đánh bắt bởi các tàu này tại các nước không đánh bắt IUU vẫn có thể vào thị trường EU, hoặc tiền thu được từ các hoạt động này sẽ chui vào túi các công ty EU. Nói cách khác, các công dân EU có khả năng thu lợi mà không bị phạt, từ các quốc gia không quản lý tốt hoạt động đánh bắt.

Sự thiếu minh bạch hiện nay về “quyền sở hữu lợi ích” trong ngành đánh bắt cá toàn cầu đang cản trở các bước tiến trong cuộc chiến chống đánh bắt IUU, vì nó ngăn cản các cơ quan chức năng xác định chủ sở hữu cuối cùng của các đội tàu bị phát hiện đánh bắt bất hợp pháp hay không bền vững. Mặc dù các chủ tàu sở hữu lợi ích có trụ sở tại EU này có thể ở nửa vòng trái đất, nhưng họ vẫn gặt hái được thành quả từ các tàu hoạt động bất hợp pháp hoặc theo các quy định lỏng lẻo và không có sự giám sát, gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với việc quản lý bền vững đại dương.

Với những phát hiện này, Liên minh Chống đánh bắt IUU của EU đã kêu gọi EU công bố công khai thông tin về chủ sở hữu thực sự của tàu cá (tức là quyền sở hữu lợi nhuận). Điều này nên được thực hiện khi có lợi ích quá mức, chẳng hạn như trong các trường hợp có thể hoặc đã được chứng minh là có liên quan đến các hoạt động khai thác IUU, tham nhũng hoặc rửa tiền. Điều này sẽ ngăn cản các công ty EU hưởng lợi từ các quy định và kiểm soát nghề cá lỏng lẻo và có thể là các hoạt động bất hợp pháp.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục