Semporna khởi động dự án phát triển bền vững nghề cá ngừ vây vàng quốc tế

(vasep.com.vn) Gần đây một dự án nhằm bảo tồn ngành đánh bắt cá ngừ vây vàng đã được khởi động tại huyện Semporna, bờ biển phía đông của Sabah.

Chú thích ảnh

Dự án cải thiện nghề cá ngừ vây vàng (FIP) được phát động bởi ông Adam Shah Mohammad, trưởng nhóm phát triển cộng đồng Senallang tại một khách sạn ở đây, tượng trưng cho những nỗ lực duy trì nghề đánh bắt cá ngừ vây vàng tại huyện này.

Dự án này được khởi xướng do tầm quan trọng của nghề đánh bắt cá ngừ vây vàng tại Sempora, nơi sản xuất hơn 40% tổng lượng cá ngừ vây vàng cập cảng tại Sabah.

Đây là một trong 225 FIP trên thế giới, và là dự án FIP thứ 2 tại Malaysia sau Công viên Hàng hải Tun Mustapha ngoài khơi huyện Kudat phía bắc của Sabah, dự án được đưa vào hoạt động vào năm 2019.

Một số lượng lớn ngư dân làm nghề đánh bắt cá ngừ bằng câu cần, đặc biệt là từ đảo Mabul ngoài khơi Semporna. Những người này không chỉ đóng góp chính cho ngành cá ngừ vây vàng, mà nghề này còn là nguồn thu nhập và thực phẩm cho họ.

Nằm trong Khu vực Bảo tồn Ưu tiên Semporna (PCA), dự án FIP này là một sáng kiến quy hoạch không gian biển (MSP), được thực hiện ở một số quốc gia bao gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Mexico và Mỹ.

Ông Adam Shah nhấn mạnh rằng dự án sẽ đảm bảo tính bền vững của nghề đánh bắt cá ngừ vây vàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế dọc theo chuỗi cung ứng, do đó đảm bảo thu nhập tốt hơn cho cộng đồng ngư dân.

Dự án FIP này được điều hành bởi các bên liên quan bao gồm các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cộng đồng từ đảo Mabul.

Sau khi chuẩn bị các kế hoạch hành động thông qua một số cuộc họp phối hợp kể từ năm 2018, dự án do văn phòng quận Semporna chủ trì với sự hỗ trợ của cộng đồng Senallang và Sở Thủy sản Sabah, sẽ bước vào giai đoạn thực hiện ngay sau khi khởi động.

Giám đốc của WWF-Malaysia, đánh giá cao những nỗ lực chung của các bên liên quan trong việc giải quyết các vấn đề như đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU), lạm thác và khai thác các loài sinh vật biển được bảo vệ. Những nỗ lực này sẽ cải thiện mức sống của ngư dân và các hệ sinh thái biển trong vùng biển rộng 400.000 ha ở phía nam Semporna. Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển truy xuất nguồn gốc, dự án này nằm trong Tam giác San hô, bao gồm các vùng biển của Indonesia, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea, Timor Leste và Quần đảo Solomon.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục