Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Năm 2021, các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ là mặt hàng duy nhất không bị tác động giảm do dịch Covid. Nguyên nhân là các khu vực sản xuất nguyên liệu đa số nằm ở các tỉnh miền bắc- khu vực ít bị ảnh hưởng dịch Covid trong năm qua. Hơn nữa, nhu cầu nhuyễn thể có vỏ (chủ yếu là nghêu) vẫn tăng cao tại các thị trường chính như Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mỹ.

(vasep.com.vn) Trong khi nguyên liệu nhiều loài hải sản khan hiếm thì cá trích, cá cơm vẫn là những sản phẩm Việt Nam có sẵn nguồn cung đánh bắt trong nước. Nhất là những tháng đầu năm nay, ngư dân các tỉnh miền Trung đang bội thu cá trích, tạo ra nguồn nguyên liệu cho DN chế biến XK đi các thị trường.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 219,6 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm này đạt 565 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 219,6 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm này đạt 565 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Nếu không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng số lô thuỷ sản bị phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 thì rất có thể sắp tới cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc sẽ xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, theo cảnh báo của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad).

(vasep.com.vn) Tháng 1/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 345,6 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Tháng 1/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 345,6 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2022 đạt 63,3 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị XK. Sau khi giảm trong quý 3/2021, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc phục hồi tốt trong quý 4/2021 với giá trị XK đạt 82,1 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Cả năm 2021, XK sang thị trường này đạt 247,9 triệu USD, tăng gần 7% so với năm 2020.

(vasep.com.vn) Năm 2021, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2020. Tới nay, xuất khẩu hải sản chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tổng nhập khẩu cua của Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2021 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2020. Nga là nguồn cung cua lớn nhất cho Mỹ, chiếm thị phần 28%, Canada đứng thứ 2 chiếm 42%. Việt Nam đứng thứ 9 về cung cấp cua cho Mỹ, chiếm 1,5%. Dự kiến, nhập khẩu cua của Mỹ trong cả năm 2021 tăng cao so với năm 2020.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tính tới tháng 11/2021 đạt trên 543 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tháng 12/2021 ước đạt trên 60 triệu USD, tăng 10%. Theo đó, cả năm 2021, xuất khẩu đạt khoảng trên 600 triệu USD, tăng 7% so với năm 2020.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2021, chả cá, surimi là một trong những mặt hàng hải sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 381 triệu USD. Năm 2020, sản phẩm chả cá surimi chỉ chiếm 3,9% kim ngạch XK thủy sản, năm nay nhờ hồi phục mạnh tỷ trọng của sản phẩm này lên tới 4,8%. Dịch Covid được coi là một yếu tố thúc đẩy nhu cầu sản phẩm chả cá surimi tăng ở các thị trường.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu. Sau khi giảm trong 2 tháng 8 và 9, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc phục hồi tăng 16% trong tháng 10/2021. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đạt 194,5 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh với trị giá 275 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm 37% và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp bạch tuộc đông lạnh lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm trên 50% thị phần.