Chi phí vận chuyển thủy sản tăng sau vụ tắc nghẽn Suez

(vasep.com.vn) Tình trạng tắc nghẽn ở Kênh đào Suez của Ai Cập đã giảm bớt, nhưng tác động trực tiếp lên ngành thủy sản chỉ mới bắt đầu, với tình trạng thiếu container và giá cước vận tải tăng.
Chi phí vận chuyển thủy sản tăng sau vụ tắc nghẽn Suez
Chi phí vận chuyển thủy sản tăng sau vụ tắc nghẽn Suez

Tàu container Ever Given đã được giải thoát vào ngày 29/3 sau khi tắc nghẽn kênh đào Suez trong 6 ngày, gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động hàng hải nghiêm trọng trong khu vực. Hàng trăm con tàu xếp hàng chờ đợi, và một số tàu phải chuyển hướng quanh Mũi Hảo Vọng.

Các nguồn tin từ ngành thủy sản Trung Quốc cho biết, sự gián đoạn giao thông ở kênh đào Suez đã dẫn đến sự chậm trễ trong vận chuyển và tình trạng thiếu container, gây áp lực lên giá cước.

Andy Shen, giám đốc tiếp thị của Ocean Treasure - một nhà xuất khẩu thủy sản có trụ sở tại Nam Thông - cho biết giá vận chuyển một container từ Trung Quốc đến châu Âu và châu Mỹ đã giảm sau Tết Nguyên đán, nhưng xu hướng này đã đảo ngược sau sự cố kênh đào Suez.

"Trước khi sự cố xảy ra, giá cước vận chuyển đã giảm 300-500 USD/container mỗi tuần. Tia sáng này bị tắt ngấm khi sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez xảy ra", ông nói. Tính đến ngày 13/4, phí vận chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ Latinh là 4.800-5.300 USD/container; đi Mỹ là 5.000-5.500 USD/container; khoảng 7.000 USD/container đến các nước châu Âu, đi Anh khoảng 9.000 USD/container.

Tuy nhiên, hãng tàu vừa thông báo rằng giá cước sắp tăng thêm 1.000 USD/container ở tất cả các hãng tàu, nhưng không nói rõ ngày chính xác. "Có vẻ như các công ty logistic đã thỏa thuận đồng loạt tăng giá cước." Một số công ty vận tải đang sử dụng sự cố Ever Given như một cái cớ để tăng giá cước trên tất cả các tuyến đường, mặc dù Kênh đào Suez chỉ là kết nối chính việc vận chuyển hàng hóa giữa châu Á, châu Phi và châu Âu.

Shen cho biết, công ty cũng gặp khó khăn trong việc đặt hàng container để vận chuyển đến Mỹ Latinh và dự kiến ​​chi phí vận chuyển sẽ tăng cao hơn nữa trong những tháng tới.

Một nhà chế biến thủy sản có trụ sở tại Đại Liên nói rằng công ty của họ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu container để xuất khẩu thủy sản. Vấn đề thiếu container chủ yếu nằm ở các tuyến đường dọc theo Địa Trung Hải, chẳng hạn như Valencia ở Tây Ban Nha. Việc vận chuyển tất cả các loại thủy sản bị ảnh hưởng, không biết sẽ kéo dài bao lâu".

Một giám đốc điều hành cấp cao của một nhà chế biến thủy sản có trụ sở tại Thanh Đảo nói rằng chi phí vận chuyển đến châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu tăng trở lại trong bối cảnh thiếu container ở Trung Quốc. Đối với các cảng cơ bản ở các khu vực ngoài châu Âu, một số đã tăng lên 8.000 USD/container. Trong khi các cảng cơ bản ở châu Âu có giá khoảng 5.400 USD/container.

Kể từ tháng 10 năm ngoái, chi phí vận chuyển một container cá minh thái đông lạnh và các loại thủy sản khác từ Trung Quốc đã tăng cao do các biện pháp kiểm soát coronavirus nghiêm ngặt của chính phủ tại các cảng, gây ra tình trạng thiếu container và các nhà máy chế biến phải đóng cửa sớm trước Tết Nguyên đán. Vào thời điểm đó, giá cước vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu và châu Mỹ đã tăng vọt lên tới 10.000 USD/container.

Cước giảm dần khi một số hạn chế được nới lỏng và hoạt động cảng bắt đầu bình thường sau Tết Nguyên đán. Chi phí vận chuyển đến Mỹ và châu Âu đã giảm xuống còn 5.000-7.000 USD/container vào giữa tháng Ba.

Trong khi đó, các công ty vận tải quốc tế lớn vẫn tiếp tục cập nhật tình hình giao thông trên kênh đào Suez. Cosco Shipping Lines có trụ sở tại Thượng Hải trước đó cho biết tất cả các tàu bị kẹt của họ đã quá cảnh qua Kênh đào Suez và hoạt động vận tải sẽ sớm trở lại bình thường.

Đầu tháng 4, Công ty vận tải biển khổng lồ Maersk Line của Đan Mạch cho biết gần 50 tàu của họ đã bị kẹt lại trong khoảng một tuần do sự cố tắc nghẽn Kênh đào Suez.

Maersk Line cho biết thêm toàn bộ số tàu quá cảnh qua Kênh đào Suez đã nhanh chóng giảm bớt và hoạt động vận chuyển sẽ sớm bình thường lại. Nhưng công ty dự kiến ​​lịch trình và các chuyến cập cảng sẽ còn ảnh hưởng đến tháng Năm.

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục