Tôm và cá hồi thể hiện thế mạnh trong bản đồ thương mại thủy sản thế giới

(vasep.vn.com) Bản đồ thủy sản thế giới của Rabobank cho thấy 55 luồng thương mại thủy sản, mỗi luồng trị giá trên 400 triệu USD mỗi năm và thêm 19 luồng thương mại trị giá trên 200 triệu USD,cho thấy tính toàn cầu và sự đa dạng của thương mại thủy sản. Gorijan Nikolik, nhà phân tích thủy sản cho biết thủy sản đang hồi phục một cách mạnh mẽ sau đại dịch 2021.

Bản đồ thủy sản mới cho thấy nhiều thay đổi so với bản xuất bản vào năm 2019. Mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ vào năm 2020, nhưng đã tăng trở lại vào năm 2021, đạt 21 tỷ USD - gấp đôi giá trị xuất khẩu thủy sản từ EU và gấp 4 lần so với xuất khẩu của Mỹ. Các loài nuôi chính thúc đẩy giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc gồm động vật giáp xác như tôm và tôm hùm đất, trong khi phần lớn giá trị đến từ việc tái chế biến cá thịt trắng, chẳng hạn như cá minh thái Alaska.

Chú thích ảnh

Tôm hùm đất đóng góp rất lớn cho giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc

Na Uy đứng ở vị trí thứ hai về giá trị xuất khẩu thủy sản, đạt kim ngạch xuất khẩu 13,5 tỷ USD vào năm 2021 - tăng từ 9 tỷ USD vào năm 2015 - phần lớn là do giá cá hồi Đại Tây Dương trong giai đoạn 2016-2018 ngày càng tăng. 

Chuyên gia cũng chỉ ra rằng xuất khẩu của Ecuador cũng đáng chú ý khi tăng từ 3,5 tỷ USD năm 2015  lên 7,1 tỷ USD vào năm 2021- tăng hơn gấp đôi về giá trị nhờ tăng sản lượng nuôi tôm. 

Một số thị trường nhập khẩu lớn

Tổng nhập khẩu của Mỹ, Trung Quốc, EU-27+Anh đạt giá trị 80 tỷ USD năm 2021, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch thương mại thủy sản. Mặc dù EU-27+Anh vẫn là thị trường NK thủy sản lớn nhất tính theo giá trị (giá trị NK thủy sản đạt hơn 34 tỷ USD năm 2021, nhưng kể từ năm 2013, đã tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ 2%, trong khi trong 5 năm qua, Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 6% và 10%, mỗi thị trường tăng gần gấp đôi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của họ. 

Chú thích ảnh

Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng từ 8 tỷ USD vào năm 2015 lên 17 tỷ USD vào năm 2021, vượt qua giá trị của Nhật Bản - hiện ở mức 14 tỷ USD - vào năm 2020. Sự tăng trưởng này chủ yếu từ tôm, bột cá, cua và cá hồi thúc đẩy tăng trưởng hàng năm ở mức cao hai con số, chiếm 94% tăng trưởng nhập khẩu. 

EU (bao gồm cả Anh) và Mỹ là những nhà nhập khẩu thủy sản lớn hơn Trung Quốc. Giá trị của EU tăng nhẹ từ 34,6 tỷ USD năm 2018 lên 34,9 tỷ USD năm 2021, sau khi giảm xuống 31,7 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó, Mỹ đã tăng từ 22,6 tỷ USD năm 2015 lên 28,1 tỷ USD vào năm 2021, phản ánh sự mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ. Mỹ nhập khẩu phần lớn là cá hồi, tôm, cua và tôm hùm, chiếm 91% trong tổng số hàng nhập khẩu bổ sung.

Các luồng thương mại cụ thể

Bản đồ thể hiện một số dòng chảy thương mại quan trọng, trong đó lớn nhất là thương mại cá hồi (từ Na Uy đến EU, qua Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha) với trị giá 8,7 tỷ USD.

Một số dòng chảy thương mại khác mà các nhà phân tích nuôi trồng thủy sản nên lưu ý bao gồm xuất khẩu thủy sản cụ thể sang một số thị trường chính. Hiện Trung Quốc xuất khẩu 3,5 tỷ USD, chủ yếu là tôm nuôi và tôm hùm đất sang Nhật Bản. Ấn Độ xuất khẩu 3,3 tỷ USD (80% trong số đó là tôm) sang Mỹ; Indonesia xuất khẩu 2,4 tỷ USD (chủ yếu là tôm) sang Mỹ. Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc trị giá 2,3 tỷ USD; và 2,5 tỷ USD xuất khẩu cá hồi  hàng năm từ Chile sang Mỹ.

Hy vọng cao về các loài có giá trị cao

Kể từ năm 2013, các loài có giá trị cao như tôm và cá hồi tăng trưởng rất tốt, với tốc độ tăng trưởng hàng năm về sản lượng lần lượt là 6% và 2% và về giá trị lần lượt là 3,3% và 2,8%. Trong thời gian xảy ra đại dịch, các loại thực phẩm chứa protein có giá trị cao hơn như thịt bò, tôm, và cá hồi có lợi hơn những loại khác, với mức tăng trưởng giá trị thương mại hàng năm lần lượt là 16%, 17% và 20%. 

Chú thích ảnh

Xu hướng sử dụng thực phẩm có dinh dưỡng cao dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trừ phi có cuộc suy thoái toàn cầu

Tính bền vững và nhu cầu đối với dinh dưỡng cao cấp và lành lạnh sẽ tiếp tục thúc đẩy khối lượng thương mại thủy sản giá trị cao trong những năm tới. Các nhà xuất khẩu như Ấn Độ và Ecuador có vị trí tốt để tận dụng các xu hướng mới nổi và thu hẹp khoảng cách trong bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu. Nhiều loại hải sản đang bị đẩy lên ​​mức giá cao chưa từng có do những thách thức trong thương mại quốc tế như chi phí vận chuyển và nhiên liệu tăng và việc Trung Quốc tiếp tục đóng cửa phòng Covid. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy nguyên liệu có thể tác động đến nhu cầu thủy sản, đặc biệt nếu môi trường ngày càng suy thoái vào nửa cuối năm 2022 hoặc 2023. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá thị trường thủy sản và giá trị của các dòng thương mại. 

Thùy Linh

(Theo thefishsite)

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục