Tổng hợp tin thủy sản, tuần từ 20-25/12/2021

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 11 hồi phục mạnh 23%. Thị trường cá tra của Trung Quốc sẽ bị tăng giá sau khi Đông Hưng đóng cửa. XK sang Trung Quốc: Doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát COVID-19 ở cả bao bì. Từ năm 2022, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Biến thể Omicron và qui định vắc-xin ảnh hưởng ngành dịch vụ thực phẩm của Hoa Kỳ.

Tổng hợp tin thủy sản tuần từ 2025122021

Phó thủ tướng yêu cầu xử lý các quy định chống dịch gây khó khăn cho lưu thông hàng hóa. Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, có trách nhiệm kiểm tra xem xét các phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp những khó khăn, vướng mắc, phức tạp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Kết quả giải quyết phải được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cho người dân, doanh nghiệp biết. (Văn bản số 9263/VPCP-KSTT)

Cá tra, cá basa Việt Nam lên gian hàng trực tuyến tại thị trường Australia. Đại sứ quán Việt Nam tại Australia vừa tổ chức thành công triển lãm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam trong thời gian từ ngày 16-20/12 trên nền tảng kỹ thuật số. Hiện sản lượng của hai loại cá da trơn này đã chiếm tới 99% thị phần ngành hàng tại Australia. Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cá tra, cá basa Việt Nam, gồm nhiều hoạt động liên tục, như Tuần lễ xúc tiến cá tra, cá basa tại thành phố Melbourne (bang Victoria); phát hành báo cáo nghiên cứu xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cá tra, cá basa; tổ chức hoạt động mời dùng thử món ăn phổ biến tại Australia là “Fish and chips” (cá rán và khoai tây chiên) chế biến bằng cá tra, cá basa; tổ chức triển lãm thúc đẩy xuất khẩu cá tra, cá basa trên nền tảng số; quảng cáo trên mạng xã hội...Dự kiến, sau khi đóng cửa vào ngày 20/12, Triển lãm sẽ được Ban tổ chức mở trở lại xuyên suốt tháng 1/2022 trên nền tảng www.onlineworldexpo.com.

Thị trường cá tra của Trung Quốc sẽ bị tăng giá sau khi Đông Hưng đóng cửa. Các nhà chức trách ở thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, đã đình chỉ tất cả các thủ tục thông quan cho thương mại mậu biên và việc di chuyển của người dân vào ngày 21/12. Hơn 1.000 container đang xếp hàng chờ thông quan.  Nếu tình trạng ngừng hoạt động tiếp tục, nguồn cung trong nước sẽ giảm ít nhất một nửa, ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường ở Tây Nam, Trung và Bắc Trung Quốc. Theo Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 91.000 tấn philê cá tra đông lạnh trong 11 tháng đầu năm 2021, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK sang Trung Quốc: Doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát COVID-19 ở cả bao bì.  Các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hóa, đảm bảo không có virus COVID-19 do phía Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cả trên bao bì chứa đựng hàng hóa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc để tránh các rủi ro thiệt hại đáng tiếc. Hiện các cửa khẩu (tại Lạng Sơn, Quảng Ninh) chỉ đáp ứng khoảng 20%- 25% so với lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường trước đó. 

Từ năm 2022, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Thuế nhập khẩu cá hồi tươi Đại Tây Dương (mã HS: 03021410) sẽ giảm xuống còn 7%. Thuế đối với tôm Bắc Cực (mã HS: 0361640) sẽ giảm xuống còn 2%. Thuế nhập khẩu cá minh thái Alaska đông lạnh (mã HS: 03036700) sẽ giảm xuống còn 2%. Năm 2022, thuế suất theo hiệp ước sẽ được thực hiện đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ 29 quốc gia hoặc khu vực. Trong đó, Trung Quốc và New Zealand, Peru, Costa Rica, Thụy Sĩ, Iceland, Hàn Quốc, Australia, Pakistan, Georgia, Mauritius và các hiệp định thương mại tự do song phương khác và các hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm thuế hơn nữa; " ”(RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Campuchia sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022 và thực hiện cắt giảm thuế.

Chợ hải sản sống lớn nhất Trung Quốc đang được xây dựng ở Phật Sơn. Thành phố Phật Sơn đã được lên kế hoạch và hứa hẹn sẽ là chợ lớn nhất Trung Quốc kinh doanh hải sản sống và là một điểm thu hút khách du lịch.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 11 hồi phục mạnh 23%. Theo thống kê của Hải quan, trong tháng 11/2021, XK thuỷ sản của cả nước đạt trên 910 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế đến hết tháng 11, XK thuỷ sản đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020; XK tôm đạt 3,56 tỷ USD, tăng 3,4%, XK cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 3,3%, cá ngừ hồi phục 13% đạt 672 triệu USD và mực, bạch tuộc tăng 7,4% đạt 543 triệu USD.

Nga: Chính phủ và các nhà bán lẻ tìm cách thúc đẩy nhu cầu cá nội địa. Chính phủ Nga đang làm việc với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất thủy sản để tìm cách nâng cao nhu cầu nội địa đối với thủy sản đánh bắt của Nga. Chi phí từ lâu đã là một rào cản đối với việc tiêu thụ thủy sản của Nga ngày càng tăng, cản trở những nỗ lực trước đây nhằm tăng tiêu thụ nội địa. Trong một vài năm nữa, người tiêu dùng sẽ không muốn mất thời gian ngay cả khi mua phi lê. Họ muốn các sản phẩm bán thành phẩm hoặc ăn liền với nước sốt, các chất bổ sung đặc biệt và hương vị. Tiêu thụ cá minh thái trong nước ở Nga thấp - thường không quá 130.000 tấn - và đã giảm trong nhiều năm. Ước tính mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Nga chỉ là 13 kg và con số đó đã giảm 27% trong 7 năm qua.

Nga đặt mục tiêu năm 2022 bắt kịp sản lượng cá minh thái Mỹ Sản lượng khối phi lê của Nga đang tăng nhanh và có thể đuổi kịp mức sản lượng của Mỹ vào năm 2022 sau khi tổng sản lượng đánh bắt cho phép của Alaska (TAC) giảm mạnh trong năm tới.

Biến thể Omicron và qui định vắc-xin ảnh hưởng ngành dịch vụ thực phẩm của Hoa Kỳ Hơn 90.000 nhà hàng và quán bar đã đóng cửa kể từ khi đại dịch bắt đầu và hơn 86% chủ nhà hàng và quán bar cho biết họ lo ngại sẽ phải đóng cửa nếu không có thêm một đợt tài trợ thông qua Quỹ Phục hồi Nhà hàng, Liên minh Nhà hàng Độc lập. Lượng đặt chỗ đã giảm mạnh 48% ở Thành phố New York; 39% ở Chicago; 34 phần trăm ở Baltimore; 29% ở New Orleans; và 21% ở Denver so với cùng khung thời gian vào năm 2019.

Pháp tăng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp. NK cá ngừ đóng hộp của EU trong 3 quý đầu năm 2021 đạt 405.848 tấn, gần tương đương so với cùng kỳ năm 2020. Pháp lại trở thành nhà NK chính cá ngừ đóng hộp trong khối thị trường này. NK cá ngừ đóng hộp của Pháp trong 3 quý đầu năm 2021 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua 83.112 tấn. Nguồn cung chủ yếu cho thị trường này là từ Seychelles và Tây Ban Nha. Trong những năm gần đây, NK cá ngừ đại dương của Pháp và Hà Lan có xu hướng tăng.

Ecuador mở rộng thị trường cá ngừ thông qua ký kết hiệp định thương mại. Ecuador đã chuẩn bị kết thúc đàm phán 10 hiệp định thương mại cá ngừ với các nước tại Châu Mỹ và Châu Á trong 3 năm tới. Nhà xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 thế giới tiếp tục kế hoạch mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm của mình. Hiệp định thương mại đầu tiên nước này sẽ ký kết là với Mexico. Hiện hai nước này đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng và Ecuador hy vọng sẽ ký kết được hiệp định trong những tháng tới. Hiệp định Thương mại tiếp theo là với Liên minh Thái Bình Dương, một hiệp định chung giữa Peru, Colombia, Chile, Mexico và sắp tới là Ecuador. Ông cho biết hiệp định này sẽ mở cánh cửa XK sang thị trường Châu Á. Ngoài các hiệp định này,  Ecuador đang tìm kiếm liên minh với các nước khác như Canada, Panama, Cộng hoà Dominica, và Mỹ. Hơn nữa, các bước đầu tiên để bắt đầu các cuộc đàm phán với các thị trường Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc đã được thực hiện.

Giá hộp thiếc tăng cao ảnh hưởng tới giá cá ngừ đóng hộp. Chi phí thép ngày càng tăng và sản lượng giảm là tin xấu cho ngành cá ngừ đóng hộp. Chi để sản xuất 1 thùng cá ngừ đóng hộp, không bao gồm chi phí nguyên liệu cá ngừ, đang cao hơn bao giờ hết. Để bù đắp chi phí này thì các nhà bán lẻ chỉ có thể chuyển chi phí tăng lên cho người mua hàng cuối cùng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới khối lượng bán của họ. Do đó, các nhà bán lẻ đang chọn nhà cung cấp vì một phần trên thế giới này rằng giá cước vận chuyển vẫn cạnh tranh như ở Ecuador hay Nam Phi.

Kiến nghị của VASEP theo công văn 119/CV-VASEP về hỗ trợ tiền điện đợt 5 theo Nghị quyết 97/NQ-CP . Ngày 21/12/2021, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kính gửi công văn số 141/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên v.v giải quyết kiến nghị của VASEP theo công văn 119/CV-VASEP về hỗ trợ tiền điện đợt 5 theo Nghị quyết 97/NQ-CP.  Tại công văn này, VASEP đã báo cáo với Chính phủ và Bộ Công Thương về việc nhiều DN thuỷ sản đang không được địa phương hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 theo quyết nghị tại Nghị quyết 97/NQ-CP và văn bản 5411/BCT-ĐTĐL của Bộ Công Thương với lý do được hầu hết các công ty ngành điện tại các Tỉnh đưa ra là “tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội TOÀN TỈNH theo chỉ thị 16/CT-TTg tại thời điểm ngày 25/8/2021”.

Lần thứ 3 trong năm VASEP kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch thủy sản đông lạnh dùng làm thực phẩm. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp và nghiên cứu chuyên môn của chuyên gia, VASEP nhận thấy hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các Thông tư về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, gồm Thông tư 26/2016 hướng dẫn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư 36/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016; Thông tư 11/2021 hướng dẫn danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm. Do đó, VASEP kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng xem xét, chỉ đạo bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm để sản xuất, xuất khẩu hoặc gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 sang Nhật Bản. Trước bối cảnh dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này. Thị phần thủy sản của Việt Nam tính theo lượng tăng nhẹ từ 7,2% trong 10 tháng năm 2020 lên 7,3% trong 10 tháng năm 2021. 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản, đạt 111,1 nghìn tấn với trị giá 94,94 tỷ JPY, tương đương 840 triệu USD; tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 1.170 tỷ JPY, tương đương 10,357 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 3,9% về trị giá.

Tắc nghẽn tuyến vận tải Âu-Mỹ kéo dài, doanh nghiệp Việt sẽ mất liên kết. Nếu như các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu-châu Mỹ tiếp tục tắc nghẽn, tình trạng thiếu container rỗng diện rộng kéo dài và nghiêm trọng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ dần bị mất liên kết với chuỗi vận tải, buộc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp khác...Sự gia tăng ngày càng nhiều hoạt động thương mại điện tử, xuất khẩu các đơn hàng nhỏ đi rất nhanh khiến tình trạng tắc nghẽn khu vực sau cảng biển cũng trở nên nghiêm trọng. Tắc nghẽn tại cảng biển không dừng lại mà còn lan ra các kênh vận tải khác như đường bộ, đường hàng không, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh số bán cua tuyết, cua huỳnh đế tăng ở Mỹ và châu Á. Cá hồi tiếp tục có nhu cầu cao tại các siêu thị của Mỹ, với doanh số bán trong tháng 10/2021 tăng 45% so với cùng kì 2019, trước khi đại dịch Covid xảy ra. Doanh số bán cua tuyết và cua huỳnh đế chỉ đứng ngay sau cá hồi với 84 triệu USD trong tháng 10, tăng 37% so với tháng 10/2019. Đứng thứ ba là tôm với doanh số đạt 74 triệu USD trong tháng 10, tăng 12% so với cùng kì năm 2019. Nhu cầu cua tại châu Á cũng tăng. Trung Quốc NK 2.966 tấn cua sống của Nga trong tháng 9 với giá trung bình 32.55 USD/pao. 10 tháng đầu năm nay, Nhật Bản NK 12.030 tấn cua tuyết, tăng 15% so với cùng kỳ 2020. Giá tăng 53% với Nga là nguồn cung cấp chính (4.715 tấn).

Mỹ: Cạnh tranh với sò điệp nhập khẩu ngày càng gay gắt. Nguồn cung cấp sò điệp biển Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus) ở Mỹ giảm và giá ngày càng tăng đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với sò điệp nhập khẩu từ các nước khác. Theo Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Mỹ nhập khẩu 20.765 tấn sò điệp trị giá 255,1 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2021, tăng 58% về lượng và 62% về giá trị so với 10 tháng đầu năm 2020.

Giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông tiềm năng thị trường Halal? Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, có sự tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD năm 2018. Chi tiêu cho thực phẩm Halal sẽ tăng 3,1%, từ 1.400 tỷ USD năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD vào năm 2024 và 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

Mời Quý độc giả tham gia khảo sát về đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục