Cà Mau tiếp tục giữ "ngôi vương" xuất khẩu tôm, chiếm 23% kim ngạch, dự báo “nóng” về sản lượng tôm nuôi

6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp tại Cà Mau dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm với doanh thu đạt 97 triệu USD, chiếm 23,1% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.

Top tỉnh thành xuất khẩu tôm Cà Mau tiếp tục giữ ngôi vương chiếm 23 kim ngạch dự báo “nóng” về sản lượng tôm nuôi

Cà Mau giữ "ngôi vương" xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm

Theo Số liệu của Tổng Cục Hải Quan, 6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng xuất khẩu thủy sản.

Kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tập trung ở các tỉnh ĐBSCL, nơi tập trung nhiều nguồn nguyên liệu thủy sản nuôi và khai thác.

Số liệu cho thấy, tỉnh Cà Mau "giữ ngôi vương" - dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm với 97 triệu USD, chiếm 23,1% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Trong đó, tôm sú tôm chân trắng 60,6 triệu USD, tôm sú 1,6 tiệu USD, còn lại 34,5 là các loại tôm khác.

Tôm Càu Mau hiện có mặt trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị tường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc. Toàn tỉnh có 30 doanh nghiệp với 32 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm, thiết bị, công nghệ hiện đại so với khu vực và thế giới, công suất trên 250.000 tấn (tôm nguyên liệu)/năm.

Top tỉnh thành xuất khẩu tôm Cà Mau tiếp tục giữ ngôi vương chiếm 23 kim ngạch dự báo “nóng” về sản lượng tôm nuôi
Top tỉnh thành dẫn đầu xuất khẩu tôm

Tiếp sau là tỉnh Sóc Trăng với 91,3 triệu USD, chiếm 21,8%, trong đó, phần lớn là tôm chân trắng với 85,2 triệu USD, tôm sú 1,3 triệu USD, còn lại là các tôm khác.

Những doanh nghiệp đóng góp lớp trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu tôm của Sóc Trăng: Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam; Công ty CP Thực phẩm Sao Ta; Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng, Công ty TNHH Tài Kim Anh...

Đứng thứ 3 là Bạc Liêu với kim ngạch xuất khẩu khẩu đạt 49,6 triệu USD. Hậu Giang xếp thứ 4 với 33 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Đồng Tháp đạt 775 nghìn USD.

Sản lượng tôm nuôi tăng, đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu cao

Tại tỉnh Sóc Trăng, theo thống kê, sản lượng thủy sản ước tính tháng 7/2022 là 41.323 tấn, tăng 4,22% so với tháng cùng kỳ năm trước, bằng 1.674 tấn (trong đó, sản lượng cá 14.085 tấn; tôm 26.186 tấn). Ước từ đầu năm đến tháng 7 năm 2022 là 144.636 tấn, tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước, bằng 6.280 tấn (chia ra, sản lượng khai thác thủy sản 36.310 tấn và sản lượng nuôi trồng 108.326 tấn).

Theo loại sản phẩm, sản lượng cá ước 59.900 tấn, giảm 4,15% so với cùng kỳ năm trước, bằng 2.596 tấn, chủ yếu do giảm sản lượng cá khai thác biển; Sản lượng tôm ước 78.092 tấn, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước, bằng 8.957 tấn (trong đó, sản lượng tôm nuôi trồng 75.005 tấn, tăng 14,3% so với cùng kỳ, bằng 9.382 tấn); Sản lượng thủy sản khác 6.644 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 81 tấn.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Sóc Trăng cho biết, giá xăng dầu tăng liên tục trong quý II/2022 và những tuần đầu tháng 7/2022 vẫn ở mức cao làm cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn. Số tàu ra khơi giảm dẫn đến sản lượng khai thác giảm. 

Ước tính tháng 7/2022 sản lượng khai thác 4.768 tấn, giảm 10,81% so với tháng cùng kỳ năm trước, bằng 578 tấn. Tính chung 7 tháng, sản lượng thủy sản khai thác 36.310 tấn, giảm 10,35% so với cùng kỳ năm trước, bằng 4.191 tấn; trong đó, sản lượng khai thác biển tháng 5, 6, 7 năm 2022 giảm nhiều do số lượng tàu thực hiện khai thác thủy sản giảm và giá nguyên liệu như xăng, dầu,... liên tục tăng nên một số tàu tạm ngưng khai thác, một số tàu bán lại cho các tỉnh lân cận.

Chia ra, sản lượng thủy sản khai thác biển 33.288 tấn, giảm 4.217 tấn; sản lượng thủy sản khai thác nội địa 3.022 tấn, tăng 26 tấn (trong đó, sản lượng cá khai thác biển 24.781 tấn, giảm 12,98%, bằng 3.695 tấn; sản lượng tôm khai thác biển 2.882, giảm 12,98%, bằng 430 tấn, thủy sản khác còn lại khai thác biển 5.625 tấn, giảm 1,61%, bằng 92 tấn).

Ước sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 7/2022 là 36.555 tấn, tăng 6,57% so với tháng cùng kỳ năm trước do tăng diện tích thu hoạch tôm thẻ được thả nuôi nhiều từ tháng 3, 4. Tính chung 7 tháng, sản lượng thủy sản nuôi trồng 108.326 tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, bằng 10.471 tấn; trong đó: Sản lượng cá 32.563 tấn, tăng 3,43% so cùng kỳ năm trước, bằng 1.079 tấn do tăng sản lượng cá tra, cá lóc nuôi thâm canh và cá các loại (sản lượng cá tra nuôi thâm canh 3.613 tấn, tăng 8,37%, bằng 279 tấn); Sản lượng tôm 75.005 tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ năm trước, bằng 9.382 tấn (chủ yếu do diện tích và năng suất thu hoạch tăng làm sản lượng tăng). Trong đó, sản lượng tôm sú 6.340 tấn, tăng 15,21% bằng 837 tấn; tôm thẻ 68.665 tấn, tăng 14,221% bằng 8.545 tấn.

Diện tích nuôi trồng thủy sản: ước từ đầu năm đến 15/7/2022 là 56.039 ha, tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước, bằng 6.341 ha (trong đó, diện tích nuôi cá 11.844 ha, tăng 0,1%, bằng 12 ha; diện tích nuôi tôm 42.855 ha, tăng 17,25%, bằng 6.305 ha).

Diện tích thu hoạch thủy sản: ước từ đầu năm đến tháng 7/2022 là 20.867 ha, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước, bằng 1.405 ha (trong đó, thu hoạch cá 6.677 ha, tôm 13.487 ha, thủy sản khác 703 ha).

Diện tích thiệt hại tôm nuôi trồng: tính từ đầu năm đến tháng 7/2022 là 1.949 ha, tăng 8,04% so cùng kỳ năm trước, bằng 145 ha (trong đó, tôm sú 353 ha, giảm 7,59% so cùng kỳ năm trước, bằng 29 ha; tôm thẻ chân trắng 1.596 ha, tăng 12,24% so cùng kỳ năm trước, bằng 174 ha). Nguyên nhân thiệt hại chủ yếu do các yếu tố môi trường, các bệnh đốm trắng, gan tụy…

Tại Đồng Tháp, trong tháng 7/2022, toàn tỉnh thu hoạch được 64.580 tấn thuỷ sản, trong đó có 62.816 tấn thuỷ sản nuôi trồng (cá tra thâm canh 50.082 tấn). Ứớc tính đến cuối tháng 7/2022, diện tích nuôi thả thuỷ sản đạt 5.444 ha, sản lượng thu hoạch đạt 387.388 tấn; trong đó, diện tích nuôi thả cá tra thâm canh đạt 1.574 ha, sản lượng thu hoạch đạt 293.647 tấn.

Về thủy sản khai thác trong tự nhiên, ước tính 7 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 7.840 tấn, tăng 10,52% hay tăng 746 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là do năm nay mực nước ở đầu nguồn về sớm nên lượng thủy sản khai thác tăng so với cùng kỳ.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong tháng biến động giá bán tăng đối với các loại thủy sản do nhu cầu thị trường. So với cùng kỳ thì giá thành tất cả các loại thủy sản nuôi thương phẩm như cá tra, cá điêu hồng, cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát tăng nguyên nhân tăng là do chi phí đầu vào như thuốc, hóa chất, thức ăn tăng và thời gian nuôi kéo dài. Tuy nhiên giá bán cá tra thương phẩm vẫn ở mức cao nên người nuôi có lãi.

Mỹ Hạnh (Theo Báo Etime Dân Việt)

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm