Tags:

covid-19

Những khó khăn lớn do Covid-19 từng dẫn tới lo ngại không đạt kế hoạch xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, ngành thủy sản khá bất ngờ khi xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD.

Sau một năm xảy ra nhiều biến cố vì dịch COVID-19, con đường vận chuyển hàng hóa biến động, chi phí tăng cao, năng suất chế biến giảm mạnh do hàng loạt nhà máy phải tạm dừng, hoặc hoạt động cầm chừng, xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn giữ vững mục tiêu như đã đề ra ngay từ đầu năm 2021. Các thị trường xuất khẩu vẫn được mở rộng, tăng vị thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại khác.

Đó là cách nói của các doanh nghiệp ngành tôm trong tỉnh Sóc Trăng về tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 các tỉnh miền Tây theo xu thế không tốt từ giữa tháng 10 đến nay. Qua hai tháng, ca nhiễm hàng ngày đã tăng đáng kể. Cao hơn cả lúc cao điểm dịch giai đoạn giữa tháng 7 đến giữa tháng 9. Các doanh nghiệp (DN) có chút lúng túng ban đầu khi ca nhiễm trong đơn vị phát sinh nhưng riết rồi quen với hoàn cảnh mới, cách xử lý ca nhiễm cũng không còn cảm thấy khó khăn. Nhưng diễn biến liên tục, nhất là ca nhiễm tăng ngày càng nhiều, khiến nhiều toan tính bị đảo lộn.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

(vasep.com.vn) Sau hai tháng sụt giảm liên tục do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 10 sau khi các địa phương nới lỏng và mở cửa trở lại để phục hồi sản xuất. Giá trị XK cá ngừ trong tháng 10 đạt 73 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 10/2021, tổng giá trị XK cá tra Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm cá tra chế biến XK giảm hơn 50%. Riêng tháng 10/2021, giá trị XK cá tra đạt 136,7 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin bổ ích về các cơ hội mà EVFTA mang lại, ngày 16/11, Văn phòng Bộ Công Thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu tập huấn truyền thông cho các phóng viên, nhà báo với chủ đề “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu COVID-19”.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm tới nay, XK tôm Việt Nam sang EU chỉ giảm trong 2 tháng 8 và 9 do nhà máy chế biến phải giảm công suất hoạt động để phòng dịch Covid-19, các tháng còn lại đều tăng trưởng dương. Tính tới 15/10/2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt gần 439 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp duy trì hoạt động khai thác thủy sản thích ứng an toàn với phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm góp phần ổn định kinh tế, tạo sự an tâm cho ngư dân.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 1/2021 trước mắt sẽ được lùi đóng kinh phí công đoàn đến hết năm 2021...

Ngày 06/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký bân hành Quyết định 33/2021/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nhưng 3 nhà máy của Công ty CP Thủy sản Bình Định duy trì sản xuất không nghỉ ngày nào từ nay đến tết làm không hết việc.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 2018 đến nay bị tác động giảm vì các yếu tố như nhu cầu và giá NK tại một số thị trường chính sụt giảm, các rào cản kỹ thuật và thuế quan, đặc biệt là dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, mức độ sụt giảm XK của Việt Nam không bị lao dốc vì có bệ đỡ là các hiệp định FTA từ 2018 đến nay, trong đó có hiệp định CPTPP và EVFTA.

(vasep.com.vn) Thời gian gần đây, nhiều DN thủy sản tại An Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa… đã liên tục phản ánh bất bình vì địa phương đã không hỗ trợ giảm tiền điện đợt 5 theo như Nghị quyết 97/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ Công Thương tại văn bản 5411/BCT-ĐTĐL với lý do tỉnh không thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT-TTg (CT16) tại thời điểm ngày 25/8/2021.

Mới đây, trong cuộc hội thảo trực tuyến "Bức tranh kinh tế Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV/2021 và triển vọng năm 2022", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Thị trường quý IV/2021 mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, nhất là vào thời điểm Noel ở các quốc gia phương Tây và Tết cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, tại các nước châu Âu hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chọn nhập khẩu nông sản Việt Nam thay vì chỉ nhập khẩu của Thái Lan, Nam Mỹ hay châu Phi như trước đó.

(vasep.com.vn) Tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 9/2021 giảm 15% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 51 triệu USD.

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 7 đến nay, ngày qua ngày trong bao lo toan đối với cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng phía Nam. Hai tháng rưỡi trôi qua, khúc phim bi hài khó phai trong ký ức… Mưa bão hoài riết cũng hết nước, đêm đen có tối đến đâu cũng có lúc tan mây. Ngày 9/10 Thủ tướng công bố cơ bản cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 11/10 Chính phủ có Nghị quyết 128 với nội dung” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-119”, trong đó có quy định 4 màu theo cấp độ dịch. Ở mọi cấp độ các doanh nghiệp đều có thể hoạt động theo khuôn khổ quy định. Như vậy, giờ đây các DN không đang liên quan các ca dịch, được phép mở cửa hoạt động và sắp xếp phục hồi theo khả năng. Tất cả DN đang ở vạch xuất phát mới với nhiều tâm thế. Người mới khởi động, người đã khởi động nửa quy mô và có cả người đã sắp trở lại bình thường, do may mắn ở trong địa phương phòng chống dịch tốt.

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao NAFIQAD phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, VASEP, VINAPA tổng hợp số lao động cần ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid- 19 đang tham gia các công đoạn trong chuỗi sản xuất, kinh doanh cá tra và các chuỗi nông sản khác, tham mưu Bộ văn bản đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia ưu tiên cung cấp đủ vaccine phòng Covid-19 cho địa phương theo nhu cầu.

Ngày 10/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 1322/CĐ-TTg về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.