Tags:

covid-19

Thích ứng với khó khăn, linh hoạt trong giải pháp... là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vượt bão COVID-19. Kinh tế Việt Nam mới đi qua 3/4 chặng đường năm 2021. Hơn một nửa thời gian đó thì người dân, doanh nghiệp chống chịu với ảnh hưởng nặng nề nhất, chưa từng có của đại dịch COVID-19.

(vasep.com.vn) Ngày 30/9/2021, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 8228/BYT- MT tới các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó nhấn mạnh, người lao động đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 đã qua 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm, nếu có thì chỉ khuyến khích.

Chủ đề này được đại biểu các tỉnh ĐBSCL, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Hiệp hội, doanh nghiệp,...cùng bàn luận tại Hội nghị trực tuyến, do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, chiều 25/9.

Doanh nghiệp thủy sản sẽ đứng trước nguy cơ đứt gãy của toàn chuỗi nếu trong tháng 9/2021 các giải pháp chống dịch không đi kèm các biện pháp phù hợp để các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất…

Hơn 30% số doanh nghiệp cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải ngừng sản xuất. Vận chuyển con giống, thức ăn, sản phẩm cá tra giữa các địa phương bị đứt gãy. Vì vậy, cần phải vực lại con cá tra, xây dựng lại chiến lược phát triển cho con cá tra dài hơi...

Đến ngày 21/9, CTCP Thực phẩm Sao Ta đã phục hồi 100% công suất sau thời gian giãn cách xã hội. Giá tôm của Sao Ta đang ở mức tốt và công ty tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Trong buổi đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp tại huyện Bến Lức, bí thư Tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh Long An đã quyết định 'nới' thêm nhiều tiêu chí, gỡ nhiều vướng mắc để doanh nghiệp dễ dàng phục hồi.

Theo Tổng cục Thủy sản, dịch bệnh kéo dài làm chuỗi ngành hàng cá tra đứt gãy nghiêm trọng. Thống kê 56 nhà máy chế biến cá tra có 52 nhà máy ngừng hoạt động, số còn lại hoạt động rất ít...

Ngành hàng cá tra Việt Nam bắt đầu hồi phục nửa đầu năm 2021, nhưng đến nay, do ảnh hưởng của dịch, mặt hàng này đang đối mặt nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19.

Ngày 24/9, UBND TP Cần Thơ có văn bản thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, theo đó áp dụng chỉ thị 15 trên toàn thành phố, trừ 9 phường nguy cơ rất cao thuộc hai quận trung tâm.

Sở Công thương TP Cần Thơ vừa ban hành hướng dẫn tạm thời phương án sản xuất đảm bảo phòng, chống dịch, trong đó đưa ra những điều kiện chung và điều riêng cho từng phương án.

(vasep.com.vn) Trung Quốc, nước đã đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh với lý do có virus COVID-19, đã bắt đầu kiểm tra kho dự trữ tại các nhà máy chế biến và xuất khẩu của Ấn Độ.

Nhập siêu 3,71 tỷ USD trong 8 tháng cho thấy xuất khẩu đang ngấm những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19.

Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

Trong 2 tháng giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính có 300.000 lao động mất việc làm khi các nhà máy thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động.

Sau thời gian 'đóng băng' để phòng chống dịch COVID-19, cảng cá thị xã biển Cửa Lò (Nghệ An) trở lại nhịp sống đời thường. Thuyền về, khoang đầy ắp cá, tiểu thương ra vào thu mua cung cấp cho các chợ dân sinh.

Tính đến thời điểm ngày 6/9/2021, Việt Nam có 536.788 bệnh nhân Covid-19 và 13.385 ca tử vong, với tỷ lệ tử vong 2,5%. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và để khống chế nó hầu hết các nước đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Các nước đang áp dụng nó như thế nào? Bài học nào cho Việt Nam về giãn cách xã hội để sống chung với đại dịch Covid-19?

Chỉ còn 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp đã “kiệt sức” không thể khôi phục sản xuất nếu không được tiếp sức, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Dịch bệnh đang dần được kiểm soát, các tỉnh ĐBSCL đã nới lỏng giãn cách, nhiều mặt hàng thủy sản bắt đầu khởi sắc và đã tăng giá trở lại.