Nguyên liệu

Để sản xuất thủy sản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong thời gian tới, Bình Thuận sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thu mua, chế biến thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, nắm chắc nguồn cung hải sản và tổ chức tốt các kênh phân phối, tiêu thụ hải sản, không để ùn ứ, ách tắc,…

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là một trong những giải pháp quan trọng để quản lý tàu cá được Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị Việt Nam trong nỗ lực khắc phục “Thẻ vàng”. Nhưng nhiều tàu cá vẫn cố tình ngắt thiết bị giám sát, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp duy trì hoạt động khai thác thủy sản thích ứng an toàn với phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm góp phần ổn định kinh tế, tạo sự an tâm cho ngư dân.

Thời gian vừa qua, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động khai thác thủy sản, buộc nhiều tàu cá phải nằm bờ, số lao động khai thác trực tiếp có xu hướng giảm,…Chính vì vậy, để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm, thời điểm hiện nay, việc xác định các giải pháp để thích ứng an toàn với tình hình mới, vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất hiệu quả đang là bài toán đặt ra cho lĩnh vực này.

Ngay khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân được khôi phục trở lại. Sau nhiều ngày vươn khơi, nhiều tàu thuyền đã về bờ mang theo hàng tấn hải sản trong niềm vui của ngư dân.

Hơn 2 tháng qua, dịch Covid - 19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, 2 địa phương nghề cá lớn là thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Một số địa phương vùng biển khác có ca nhiễm cũng tạm dừng hoạt động khai thác của tàu cá, dẫn đến việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ hải sản trong tỉnh bị ảnh hưởng đáng kể. Trước tình hình đó, ngành chức năng đã có những giải pháp cụ thể để “gỡ khó”, giải phóng nguồn hàng thủy sản tồn đọng.

Từ đầu năm đến hết tháng 8-2021, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 85.000 tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 75.200 tấn, tăng 0,4%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 9.800 tấn, tăng 2,1%.

Sau một tuần "mở cửa biển" cho tàu cá ra khơi, đã có hàng trăm tàu thuyền ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận) ra biển đánh bắt mùa cá nam.

Ngư dân phường Mũi Né, TP Phan Thiết mấy hôm nay liên tục trúng bạch tuộc, mỗi ghe đánh được hơn 100 kg mỗi ngày.

Sau thời gian 'đóng băng' để phòng chống dịch COVID-19, cảng cá thị xã biển Cửa Lò (Nghệ An) trở lại nhịp sống đời thường. Thuyền về, khoang đầy ắp cá, tiểu thương ra vào thu mua cung cấp cho các chợ dân sinh.

Có một thời gian, việc sử dụng lốp xe cũ làm giá thể nuôi hàu ở đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến lo ngại phương pháp nuôi bằng lốp cao su cũ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thịt hàu, cảnh quan môi trường mặt nước đầm Lập An cũng như tác động đến hoạt động du lịch, dịch vụ ở địa phương.

Cách nuôi cua biển của ThS Hạnh không thải nước ra môi trường, cua lớn nhanh, có thể nuôi tới 60 con trong khi bình thường chỉ được 2-3 con/m2.

Theo Sở NN-PTNT, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, tàu thuyền có thể xuất bến, bám biển dài ngày nên bà con ngư dân tập trung ra khơi khai thác.

Những năm qua, Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế thủy sản, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển; đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh, giàu từ biển. Trong đó, nuôi trồng thủy sản được tỉnh đặc biệt chú trọng.

Hiện nay, những nơi đang áp dụng Chỉ thị 16, ngư dân vẫn không được ra khơi đánh bắt thủy sản, trong khi cuộc sống của họ gặp muôn vàn khó khăn. Bình Thuận đang xem xét cho ngư dân “vùng đỏ” ra khơi.