Doanh nghiệp

Công ty CP Thủy sản sạch VN đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp, hoàn chỉnh khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Qua hơn 2 năm hiệu quả gia tăng từng vụ.

Miền Trung chất chồng khó khăn khi Đại dịch Covid - 19 chưa tan, thiên tai lại đè lên trĩu nặng đôi vai, nhiều gia đình trắng tay sau bao năm làm lụng, chắt chiu, dành dụm. Các cơn bão nối tiếp nhau tấn công, danh sách người chết vì lũ lụt cứ nối dài thêm, Miền Trung mặn đắng nước mắt bi thương trong mùa lũ. Tuy vậy, những ngày bão lũ dữ dội này là minh chứng đẹp đẽ cho tình người đất Việt. Hòa chung một lòng, tất cả các cộng sự của Tập đoàn Việt – Úc, từ Nam đến Bắc, mỗi người đã góp 1 phần nhỏ để tạo nên hành trình ý nghĩa hướng về miền Trung.

(vasep.com.vn) Thông tin vừa được Minh Phu Seafood Corp công bố và gửi tới Văn phòng Hiệp hội VASEP. Cổng thông tin điện tử VASEP xin được đăng tải nguyên văn dưới đây.

Nhóm phân tích MBS kỳ vọng, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành tại các thị trường trọng điểm, Minh Phú sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành xuất khẩu tôm.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động của rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Ngành thủy sản cũng đã “thấm đòn” khi chịu tác động không nhỏ, tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi. Cùng với đó, giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn dẫn đến thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động…

Thời gian gần đây, mặc dù gặp phải một số khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dịch bệnh trên tôm và thời tiết nhiều biến động, nhưng một số hộ nuôi tôm với sự kiên trì và chịu khó đầu tư, nghiên cứu giúp vụ nuôi liên tiếp thành công, tạo sự hứng khởi hơn cho thị trường trong khoảng thời gian này.

Bộ Công Thương đã công bố danh sách 232 doanh nghiệp trong cả nước lọt vào danh sách sơ tuyển Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019. Trong danh sách này, Cà Mau có 08 doanh nghiệp.

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU28 năm 2019 đạt 1,3 tỉ USD.

Dự án Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh sẽ sản xuất khoảng 1 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng trong năm 2020.

Doanh thu và lợi nhuận quý II của Sao Ta đều tăng nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 873 tỷ và 52 tỷ đồng. Công ty có lãi bán niên tăng nhẹ lên 92,4 tỷ đồng, thực hiện 38% kế hoạch năm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại. Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốtgiúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU…

Tập đoàn Việt – Úc được biết đến là đơn vị dẫn đầu mảng tôm giống và nuôi tôm siêu thâm canh (STC) công nghệ cao với nhiều mô hình hiện đại như nuôi trong nhà kính, nhà màng bong bóng. Mới đây, Tập đoàn Việt – Úc đã triển khai nuôi tôm 3 giai đoạn mang lại hiệu quả cao tại huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu.

Với mong muốn tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành nuôi tôm và các loài thủy sản nước ấm khác, Bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước là Tập đoàn Cytozyme Inc (“Cytozyme”), Công ty TNHH Chengdu Kehongda (“KEHONDA”) và nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (“XpertSea”).

Phục hồi ở thời điểm hậu COVID-19, doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam dự báo sẽ liên tiếp đón nhận nhiều tin vui về xuất khẩu.


  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm