Thả 30.000 con giống thủy sản tái tạo nguồn lợi biển

Nhân kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, sáng 3/4, Chi cục Thủy sản TP.HCM đã tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2021…
Thả 30000 con giống thủy sản tái tạo nguồn lợi biển
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu chào mừng tại buổi Lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ: Qua 62 năm ngành thủy sản có nhiều bước tiến vượt bậc, trong giai đoạn 2015 – 2020 sản lượng đã tăng 23% so với giai đoạn 2010 – 2015; kim ngạch xuất khẩu tăng 28% và hiện cho sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, kim xuất khẩu đạt 8,5 tỉ USD, có thể tăng lên 14 -16 tỉ USD vào năm 2030.

Dịp này, số lượng cá gồm 10.000 con cá mú đen và 20.000 con cá chẽm được các đại biểu và nhân dân thả xuống vùng biển tại khu vực vịnh Gành Rái, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: MS.
Dịp này, số lượng cá gồm 10.000 con cá mú đen và 20.000 con cá chẽm được các đại biểu và nhân dân thả xuống vùng biển tại khu vực vịnh Gành Rái, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.

Theo ông Luân, vai trò của ngành thủy sản trong giai đoạn vừa qua đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng là nhiệm vụ được các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là ngư dân tích cực tham gia.

Từ năm 2017, Tổng cục Thủy sản đã ký kết biên bản ghi nhớ để các Chi cục và Ban Giáo hội Phật giáo các tỉnh hướng dẫn các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản phóng sinh theo đúng quy định về số lượng, chủng loạt.

Đặc biệt, đảm bảo cá giống sau khi phóng sinh sẽ đạt tỉ lệ sống cao nhất. Qua hoạt động này, mong muốn sẽ nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái với các đối tượng nguồn lợi ngoài tự nhiên để duy trì môi trường và khả năng khai thác phù hợp nhất.

Thông qua hoạt động phóng sinh cá về biển nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái với các đối tượng nguồn lợi ngoài tự nhiên để duy trì môi trường. Ảnh: MS.
Thông qua hoạt động phóng sinh cá về biển nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cân bằng sinh thái với các đối tượng nguồn lợi ngoài tự nhiên để duy trì môi trường.

Ông Luân đánh giá cao những nỗ lực của Chi cục Thủy sản TP.HCM về công tác thanh kiểm tra và tham mưu cho UBND TP đồng ý có kế hoạch thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản không chỉ riêng các vùng ven biển mà ngay cả các hệ thống sông, kênh, rạch trong thành phố cũng thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi.

Ông Luân cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được quan tâm hơn, giảm dần cường lực khai thác, tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm giúp bà con ngư dân có được hiệu quả khai thác tốt nhất.

Hàng năm, hoạt động thả cá có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. Ảnh: MS.
Hàng năm, hoạt động thả cá có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.

Theo Chi cục Thủy sản TP.HCM, trong dịp này, số lượng cá gồm 10.000 con cá mú đen và 20.000 con cá chẽm (từ nguồn kinh phí vận động) được các đại biểu và nhân dân thả xuống vùng biển tại khu vực vịnh Gành Rái, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.

Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Hướng tới công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được quan tâm hơn, giảm dần cường lực khai thác, tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm giúp bà con ngư dân có được hiệu quả khai thác tốt nhất. Ảnh: MS.
Hướng tới công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được quan tâm hơn, giảm dần cường lực khai thác, tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản nhằm giúp bà con ngư dân có được hiệu quả khai thác tốt nhất.

Năm 2020 vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song tiếp bước truyền thống của ngành thủy sản, Chính quyền và ngư dân huyện Cần Giờ đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển nghề khai thác thủy sản với số lượng 951 tàu cá, 2.234 thuyền viên, sản lượng khai thác đạt 22.657 tấn, mang lại giá trị 1.067 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc...

(Theo Nông nghiệp VN)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục