Thị trường Australia

(vasep.com.vn) Cơ quan Quản lý thuỷ sản Australia (AFMA) đã phát triển một ứng dụng điện thoại di động miễn phí nhằm phá vỡ rào cản ngôn ngữ giữa thanh tra viên và thuỷ thủ đoàn trong quá trình kiểm tra tàu cá trên biển và trong cảng.

(vasep.com.vn) Australia và Indonesia có lịch sử hợp tác lâu dài để ngăn chặn đánh bắt trái phép. Cơ quan quản lý nghề cá Úc (AFMA) và Tổng cục Giám sát Tài nguyên Biển và Thủy sản (PSDKP) của Indonesia, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Lâm nghiệp và Lực lượng Biên phòng Australia đã hợp tác điều phối và tổ chức các hội thảo giáo dục.

(vasep.com.vn) Nghiên cứu xác định rằng cứ 10 sản phẩm hải sản được bán tại Australia thì có hơn 1 sản phẩm không đúng với những gì được ghi trên nhãn. Tỷ lệ ghi nhãn sai hải sản và thay thế loài là cao nhất ở các loài cá mập và cá hồng và hải sản nhập khẩu.

(vasep.com.vn) Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Chiến dịch Biên giới Chủ quyền Australia, Chuẩn Đô đốc Justin Jones đã nói về những vấn đề khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt. Những thách thức này bao gồm đánh bắt cá bất hợp pháp, ô nhiễm biển, khủng bố hàng hải, buôn người bất hợp pháp và các vấn đề về nhà nước, chủ quyền.

(vasep.com.vn) Đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tác động đến hệ sinh thái, nền kinh tế, an ninh con người, luật pháp quốc tế, quản trị và phát triển con người. Khai thác IUU là một vấn đề ưu tiên trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với các quốc gia thành viên ASEAN phải chịu thiệt hại kinh tế hơn 6 tỷ USD mỗi năm do đánh bắt IUU.

(vasep.com.vn) Đánh bắt IUU có thể gây ra mối đe dọa an ninh trực tiếp đối với các nguồn tài nguyên và biên giới hàng hải của Australia. Australia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ ba thế giới, trải dài trên Thái Bình Dương, phía Nam và Ấn Độ Dương. Hoạt động khai thác IUU đe dọa đến việc thu hoạch trữ lượng cá cả trong và ngoài Khu vực đánh cá của Australia, ảnh hưởng đến các cộng đồng ngư dân ở Australia và các nước láng giềng.

(vasep.com.vn) Australia từng là thị trường NK thủy sản đứng thứ 9 của Việt Nam vào năm 2018. Năm 2019 hiệp định CPTPP có hiệu lực, sau 4 năm, tới năm 2022, Australia đã trở thành thị trường đơn lẻ đứng thứ 6 của thủy sản Việt Nam.

(vasep.com.vn) Giá hải sản Australia tăng cao kỷ lục trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới do ảnh hưởng liên tục từ các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động.

(vasep.com.vn) Chính phủ Nam Australia đã gia hạn lệnh cấm đánh bắt cá hồng thêm ba năm rưỡi nữa trên hầu hết tiểu bang. Quyết định này được đưa ra sau một báo cáo do Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia công bố vào tháng 11 cho biết trữ lượng cá hồng vẫn ở mức thấp.

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản và nghề cá của Cục Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES), nuôi trồng thủy sản đã tiếp tục tăng trưởng ổn định trong ngành thủy sản Australia.

Người Úc ngày càng ưa dùng tôm Việt Nam, từ nhà hàng cho hệ thống siêu thị lớn của Úc hay các cửa hàng Á Châu, tôm Việt Nam hiện diện phong phú.

(vasep.com.vn) Australia đã cung cấp 2 triệu AUS (1,36 triệu USD, 1,28 triệu EUR) cho một quỹ cung cấp chuyên môn kỹ thuật nghề cá cho các quốc gia đang phát triển.

Thương vụ Việt Nam tại Australia triển khai nhiều hoạt động xúc tiến hàng nông, thủy sản của Việt Nam tại Australia từ nay đến ngày 15/11.

(vasep.com.vn) Theo một phân tích năm 2021 về 44 nghiên cứu của The Guardian, gần 40% trong số 9.000 hải sản từ các nhà hàng, chợ và người bán cá được phát hiện có nhãn sai. Các nhà khoa học Australia tại Đại học Nam Australia đã xác định được dấu vân tay hóa học phổ quát có thể truy tìm nguồn gốc địa lý của nhiều loài sinh vật biển. Các phát hiện có thể giúp chống lại gian lận thủy sản và ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp và không bền vững.

(vasep.com.vn) Mặc dù chỉ đứng thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 6%, Australia được đánh giá là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam trong những năm trở lại đây.